Vương quốc Karthli Phục_bích_tại_Gruzia

Simon I đại đế

Năm 1569, Simon I đại đế bị người Ba Tư bắt giữ và mất 9 năm giam cầm, suốt thời gian cầm quyền lần thứ nhất của mình, ông luôn phải chiến đấu chống lại đế quốc Ba Tư hùng hậu.[28] Simon I đại đế lên ngôi sau sự kiện tử trận của cha mình, Luarsab I trong trận Garisi, ông có một nơi cư trú ở Gori, từ đó ông cai trị các vùng lãnh thổ bị chiếm lại từ những kẻ xâm lăng.[29] Năm 1559, ông đã liên minh với một chủ quyền khác ở Gruzia, Levan I của Kakheti, và cưới cô con gái Nestan-Darejan.[30] Bắt đầu từ năm 1560, Simon I đại đế đã phát động một loạt các trận chiến để phục hồi thành phố Tbilisi, nhưng vào tháng 4 năm 1561 ông đã phải chịu thất bại tại trận Tsikhedidi, khiến anh rể và đồng minh, Hoàng tử Giorgi của Kakheti phải trả giá bằng mạng sống.[31] Anh trai của ông, David XI đã đệ trình lên hoàng đế Ba Tư Tahmasp I, chuyển đổi sang đạo Hồi và trở về với một đội quân Ba Tư để giành lấy vương miện vào năm 1562.[32] Simon I đại đế đã phong tỏa thành phố Tbilisi và giành chiến thắng trong các trận chiến tại Dighomi (1567) và Samadlo (1569), nhưng cuối cùng ông đã bị đánh bại và bắt làm tù binh tại P'artskhisi vào năm 1569.[33] David XI lúc đó mới chính thức lên ngôi, được gọi là Daud Khan, còn Simon I đại đế được gửi đến Ba Tư, ông từ chối chuyển sang đạo Hồi và bị giam cầm tại pháo đài của thành phố Alamut.[34] Năm 1578, nền hòa bình giữa vương triều Ba Tư Safavid và đế quốc Ottoman sụp đổ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ do Lala Mustafa Pasha chỉ huy chiếm phần lớn Georgia và đánh bật Daud Khan.[35] Vua Safavid đương nhiệm Mohammad Khodabanda muốn có một người cai trị bù nhìn ở Kartli, nơi phổ biến trong dân chúng địa phương, do đông ta ra lệnh cho Simon I đại đế được ra tù và tặng ông vương miện Kartli theo yêu cầu rằng ông sẽ chuyển sang đạo Hồi.[36] Sau 9 năm bị giam cầm, quyết tâm của Simon I đại đế bị suy yếu, ông chấp nhận yêu cầu của nhà vua Safavid, và để xâm chiếm thành phố Tbilisi, ông đã nhận được đại bác và 5.000 binh sĩ Qizilbash do tướng Ali-Qoli Khan chỉ huy.[37] Simon I đại đế đã lãnh đạo một cuộc chiến tranh du kích thành công chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, đã phục hồi hầu hết Kartli vào năm 1579 và đưa một cuộc bao vây đến Tbilisi, địa vị của ông được củng cố vững chắc.[38] Trong thời gian từ 1556 đến 1569, ông được biết đến với cái tên Mahmud Khan, và từ 1578 đến 1599 với tên Shahnavaz Khan.[39]

Nazar Alī Khān

Năm 1688, để được Hoàng đế Ba Tư công nhận là vua của Karthli, Heraclius I của Kakheti đã kiếm cớ gây thiệt hại cho George XI của Karthli, anh trai của Artchil I, sau đó cảm thấy vẫn chưa an toàn, ông chấp nhận chính thức lần này theo đạo Hồi với danh hiệu Nazar Alī Khān.[40] Nhưng Nazar Alī Khān lại có một ý tưởng khá mơ hồ về các quy tắc chính trị và cách cư xử của người Gruzia, và ông nhanh chóng xa lánh các quý tộc, những người đánh giá cao mong muốn thay đổi các quy tắc cổ xưa.[41] Về phần mình, George XI của Karthli nhận thấy rõ rệt vấn đề, đã nhanh chóng trở lại để tranh thủ sự ủng hộ từ Hoàng đế Ba Tư, như vậy ông ta đoạt được danh hiệu vua Georgia từ năm 1692 đến 1695.[42] Năm 1695, Nazar Alī Khān lấy lại địa vị của mình, nhưng đến năm 1703 Hoàng đế Ba Tư Soltan Hossein quyết định trả lại danh hiệu vua Karthli cho George XI nhưng không cho phép ông ta quay trở lại vương quốc của mình, mà giao cho một đội quân chống lại cuộc nổi dậy của người Afghanistan, anh trai Levan của Karthli mới là người cai trị trực tiếp.[43] Để đền bù, Heraclius I cũng được công nhận lại ngai vàng của Kakheti, nhưng ông cũng không được phép trở về đất nước, quyền hành thực sự do con trai cả David Imam Quli Khān nắm giữ.[44]

Shah-Nawaz-Khan III

Năm 1688, Shah-Nawaz-Khan III đứng đầu một cuộc đảo chính chống lại một thống đốc Ba Tư của vùng Kakheti láng giềng của Gruzia, ông đã cố gắng, mặc dù vô ích để có được sự ủng hộ của đế quốc Ottoman chống lại sự thống trị của Safavid.[45] Để đáp trả, Soleiman I đem quân tấn công Gruzia, phế truất Shah-Nawaz-Khan III và trao vương miện của cho quân chủ KakhetianHeraclius I, đối thủ của Shah-Nawaz-Khan III, người sau đó đã theo đạo Hồi và lấy tên Nazar-Ali Khan.[46] Shah-Nawaz-Khan III chạy trốn đến Racha ở phía tây Georgia, từ đó ông thực hiện một số nỗ lực để đòi lại quyền sở hữu của mình.[47] Shah-Nawaz-Khan III kết hợp với anh trai Artchil I của Imeretia, người cố gắng áp đặt mình vào Imeretia, sau đó ông đệ trình Soleiman I, người không hài lòng với Heraclius I của Kakheti, và được hoàng đế Ba Tư bổ nhiệm lại làm vua Georgia từ 1692 đến 1695.[48] Được anh trai Levan giúp đỡ, vào năm 1700 đã tái lập chủ quyền của shah ở Kerman, như một phần thưởng, Shah-Nawaz-Khan III đã được khôi phục lại ngai vàng Kartli vào năm 1703, nhưng không được phép trở lại đất nước của mình, danh nghĩa ông là vua nhưng cai trị thực tế do Levan giữ vai trò nhiếp chính.[49] Thay vào đó, George XI sớm được giao nhiệm vụ đàn áp cuộc nổi loạn Afghanistan vào tháng 5 năm 1704, ông được Shah trao danh hiệu Gurgin Khan và được bổ nhiệm làm phó vương của tỉnh Kandahar và sipah salar (tổng tư lệnh) của quân đội Ba Tư.[50]

Vakhtang VI

Năm 1711, sau cái chết của anh trai Kai-Khosrov I, Vakhtang VI chính thức lên làm vua tại Karthli, mặc dù trước đó quyền lực thực sự ông vẫn nắm giữ ngay từ năm 1703.[51] Năm 1712, Hoàng đế Ba Tư Soltan Hosayn triệu tập Vakhtang VI sang để xác nhận ngôi vị chính thống của ông với điều kiện Vakhtang VI ông phải theo đạo Hồi, Vakhtang VI đã từ chối thành ra bị cầm tù.[52] Ở trong nước, Svimon (người anh em khác mẹ với Vakhtang VI) lên làm nhiếp chính, đến năm 1714 Svimon trao lại ngai vàng cho Ali Quli-Khan.[53] Năm 1716, Vakhtang VI chấp nhận theo đạo Hồi nên được công nhận làm vua Karthli, việc này khiến Ali Quli-Khan buộc phải từ bỏ ngai vàng.[54] Nhưng Vakhtang VI vẫn phải ở lại chưa thể về nước, ông được bổ nhiệm chức vụ sipah-salar (tổng tư lệnh) của quân đội Ba Tư, trên danh nghĩa thì là vua Karthli nhưng thực tế quyền điều hành đất nước lại do con trai Bakar I làm nhiếp chính.[55] Cho đến năm 1719, sau ba năm phục vụ quân ngũ, Vakhtang VI mới chính thức được phóng thích, ông quay về Karthli để làm vua lần thứ hai.[56]

Năm 1716, Ali Quli-Khan được thay thế bởi Vakhtang VI, ông trốn đến Telavi rồi Kakheti, nhưng cuối cùng đã đầu hàng con trai của Vakhtang VI là Bakar I (nhiếp chính của Kartli).[57] Khi lên ngôi, Ali Quli-Khan đã liên minh với một nhà cai trị Gruzia khác là David II của Kakheti (Imamquli-Khan), mục đích để đẩy lùi các cuộc tấn công từ các gia tộc Dagestan đang tàn phá nhưng vị trí của chính ông, vị trí bị phá vỡ bởi một phe đối lập cao quý.[58] Ali Quli-Khan tỏ ra bất tài và nghiện rượu, không thể duy trì trật tự trong đất nước của mình, do đó ông bị Quốc vương Husayn của đế quốc Ba Tư loại trừ, nhường chỗ cho Vakhtang VI.[59] Ali Quli-Khan bị bắt giam tại Tbilisi, nơi ông trở lại Kitô giáo, năm 1721 ông được Mukhrani cấp quyền sở hữu và bổ nhiệm làm mdivanbeg của Karthli.

Bakar I

Khi Constantine II của Kakheti (Mahmad Quli-Khan) di chuyển cùng với một đội quân Ba Tư để loại bỏ Vakhtang VI khỏi ngôi vào năm 1723, Ali Quli-Khan trốn sang quân đội đế quốc Ottoman, ông tiếp cận để trở thành người Hồi giáo Sunni và được phục hồi làm vua Karthli dưới tên Mustapha Pasha năm 1724.[60] Tuy nhiên, quyền lực của ông chủ yếu là danh nghĩa và chính phủ thực sự được điều hành bởi một viên chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ, đến năm 1727 đế quốc Ottoman quyết định bãi bỏ vương quốc Kartli khi ông qua đời, áp đặt chính quyền trực tiếp của họ.[61]

Năm 1719, Bakar I trả lại ngôi vị cho cha sau ba năm nhiếp chính, Vakhtang VI từ Ba Tư về nước phục bích.[62] Năm 1723, khi quân đội Ottoman xâm chiếm Georgia, Vakhtang VI thua liểng xiểng phải bỏ chạy đến đế quốc Nga lưu vong.[63] Bakar I lên chấp chính, ông đã cố gắng thương lượng với đối thủ, nhưng cuối cùng không thành công, ông đã theo gót cha mình sang Nga vào tháng 7 năm 1724.[64]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phục_bích_tại_Gruzia http://fmg.ac/Projects/MedLands/GEORGIA.htm#Bagrat... http://www.georgianbiography.com/bios/r/rostom_ime... http://www.georgianbiography.com/bios/t/teimuraz1.... http://www.interfax-religion.com/?act=news&div=106... http://www.iranica.com/articles/v10f5/v10f504b.htm... http://www.iranica.com/articles/v10f5/v10f504h.htm... http://www.iranica.com/articles/v11f2/v11f2041.htm... http://www.librairiehistoire.com/ http://archive.wikiwix.com/cache/20110224010735/ht... http://archive.wikiwix.com/cache/?url=http://www.r...